Người thầy, người nghệ sĩ lớn Trung Kiên đã tận tụy cống hiến cho nghề; cho đời đến cuối cùng như câu ông từng nói: “Nếu bây giờ không được dạy, chắc tôi chết”. NSND Trung Kiên sinh năm 1938 ở Thái Bình. Ông vừa ở tuổi tập nói thì bố là nhà cách mạng Nguyễn Danh Đới hy sinh; bao nhọc nhằn chồng mất con thơ đè lên vai gầy người mẹ. Trung Kiên lớn lên, rất sớm bộc lộ tài năng trời phú và không dễ dàng theo đuổi con đường âm nhạc. V khi ấy, quan điểm phổ thông rằng ca hát chỉ để vui chơi; không phải một công việc lao động nghiêm túc.
Tiếng hát của nhân dân
Sự kiện lịch sử như nước rút, tiếng hát của Trung Kiên phải đáp ứng yêu cầu tưởng như không thể của thời cuộc. Ông dành ngày qua ngày ở Đài Tiếng nói Việt Nam thu bài mới; mỗi bài thu vỏn vẹn 1 tiếng là xong. Vậy mà ca khúc mới cứ về liên tục vì quân giải phóng đi ào ào; tỉnh/thành nào giải phóng là có bài mới; ông và các nghệ sĩ cùng thời thâu mãi không xuể. Sự nghiệp của Trung Kiên gắn liền với dòng chảy lịch sử qua các sự kiện trọng đại từ thời chiến đến thời bình.
Song đáng nhớ nhất sự nghiệp lẫy lừng trải dài của Trung Kiên; có lẽ là lần thu bài Đất nước trọn niềm vui của nhạc sĩ Hoàng Hà ngay đêm 30 tháng 4 lịch sử. Ông hoàn tất đúng một lần thu trong cảm xúc mãnh liệt cuộn trào. Đó là thứ cảm xúc vỡ ra trong tim hàng triệu người sau hàng năm trời dồn nén; và ông, ca sĩ Trung Kiên thì cất cao khúc khải hoàn ca của đất nước. Đó là thứ cảm xúc chính ông không tìm lại trong đời; dù sau này có hát ca khúc Đất nước trọn niềm vui bao nhiêu lần…
Bởi vậy nên Trung Kiên là người xứng đáng tuyệt đối bốn từ “nghệ sĩ nhân dân”. Ông cùng các nghệ sĩ cùng thời như Quý Dương, Thanh Huyền;… đã mang tiếng hát trải khắp chiến trường, hát trong bom rơi đạn nổ; trong cảnh “đất rung, ngói tan, gạch nát”; và trong khi bao đồng bào, đồng đội ngã xuống từng phút từng giờ trên mảnh đất quê hương
Người thầy vĩ đại
Vì sao Trung Kiên, Quang Thọ, Vũ Dậu… hát trong khói lửa nhưng tiếng hát lại trong trẻo, tinh thuần và hào sảng tuyệt vời – tinh thần không tìm thấy lại ở các vocalist đương thời? Đơn cử, cùng ca khúc Tình ca của nhạc sĩ Hoàng Việt, học trò tâm đắc của Trung Kiên là Trọng Tấn hát vẫn hay, vẫn đẹp, chuẩn mực nhưng tinh thần không đạt đến độ trầm hùng như thầy của mình. Nhiều nghệ sĩ trả lời rằng do thế hệ đã đổi khác, họ không sống trong thời đó, không trực tiếp chứng kiến hoàn cảnh của lịch sử nên không chuyển tải đúng tinh thần nhạc đỏ bằng thế hệ NSND Trung Kiên.
Dù vậy, NSND Trung Kiên chưa bao giờ thôi truyền tải tất cả điều gì mình có, là kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm hay tinh thần, đến các học trò.
NSND Trung Kiên từng nói, dạy học là cách để trả ơn cuộc đời song cũng là công việc ông say đắm. Dĩ nhiên, đồng lương từ giảng dạy không đáng gì với thu nhập từ việc biểu diễn nhưng ông chẳng màng so đo tính toán. Ông nói vắn rằng: “Nếu bây giờ không được dạy, chắc tôi chết”. Duy tâm như vậy, ông mới có thể là người thầy lớn đến cuối đời.Ông là thầy giáo của nhiều ca sĩ nổi tiếng như NSND Quốc Hưng, NSND Thu Hiền, Quang Thọ, NSND Lê Dung, NSƯT Đăng Dương, Bích Hồng, Lan Anh, ca sĩ Trọng Tấn, Tân Nhàn, Phương Nga,…
Quốc Trung, một “học trò đặc biệt”
NSND Trung Kiên là thầy của rất nhiều tên tuổi song ít ai biết, ông còn có một “học trò đặc biệt” chính là con trai duy nhất – nhạc sĩ Quốc Trung. Nói là “học trò”, vì từ bé Quốc Trung đã được bố hướng theo con đường âm nhạc. Thời bao cấp, kinh tế khó khăn, ông dám mạnh tay đầu tư cho con trai một chiếc piano tập đàn.
Bước ra khỏi cuộc huấn luyện của bố Trung Kiên và vòng tay của mẹ Thanh Nga; Quốc Trung trở thành một người ngoài xã hội thì tài hoa, được trọng vọng; ở nhà có thể tự làm thảy việc nấu cơm, rửa bát, quét nhà;….Trung Kiên nghiêm khắc với con trai hơn cả với học trò. Nhiều người không hiểu vì sao Trung Kiên đánh đòn con trai vì cậu bé đánh nhau với bạn hoặc dứt khoát không cho con chạy xe máy đi chơi. Hóa ra ông làm mọi thứ để giữ lại đôi tay tài hoa cho Quốc Trung. Vì chỉ một tai nạn hay chấn thương, giấc mơ nghệ sĩ của con trai ông sẽ mãi mãi bị hủy hoại.
Dù vậy, Trung Kiên không ép con làm gì anh không thích. Ngày xưa, ông muốn Quốc Trung theo âm nhạc cổ điển; nhưng anh lại thích nhạc nhẹ, nhạc hiện đại. Thế là vợ chồng Trung Kiên chiều theo ý con. Tương tự sau này, ông từng có linh cảm về hôn nhân của con trai; nhưng không nói ra, chỉ nín thở theo dõi từ xa…
Nguồn: Vietnamnet.vn